Tổng quan các rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên
TheoJosephine Elia, MD, Sidney Kimmel Medical College of Thomas Jefferson University
Các rối loạn lo âu được đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng, hay kinh hãi làm suy giảm rất nhiều khả năng hoạt động bình thường và điều đó là không cân xứng với hoàn cảnh hiện tại. Lo âu có thể dẫn đến các triệu chứng cơ thể. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị bằng liệu pháp hành vi và thuốc, thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
Một số lo âu là một khía cạnh bình thường của sự phát triển, như sau:
Hầu hết trẻ mới biết đi trở nên sợ hãi khi xa mẹ, đặc biệt trong môi trường xung quanh không quen thuộc.
Lo sợ về bóng tối, quái vật, con bọ và nhện rất phổ biến ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi.
Trẻ nhút nhát có thể phản ứng ban đầu với tình huống mới với sự sợ hãi hoặc rút lui.
Sợ thương tích và tử vong phổ biến hơn ở trẻ lớn hơn.
Trẻ lớn hơn và tuổi vị thành niên thường trở nên lo âu khi đưa ra một báo cáo trước mặt bạn cùng lớp của mình.
Những khó khăn như vậy không nên được coi là bằng chứng của một rối loạn. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện lo âu trở nên quá mức đến nỗi làm giảm chức năng hoặc gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng và/hoặc trốn tránh, nên xem xét một chứng rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu xuất hiện ở khoảng 3% số trẻ 6 tuổi và khoảng 5% số nam thiếu niên và 10% số nữ thiếu niên (1–3). Trẻ bị rối loạn lo âu có nguy cơ bị trầm cảm (4), hành vi tự sát (5, 6) nghiện rượu và ma túy (7), và khó khăn trong học tập (#mucluc-pnvn{ margin-right: 15px;margin-bottom: 15px;padding: 10px;border-radius: 5px;background-color: #f7f7f7;display: inline-block;}#mucluc-pnvn.mucluc-left{float: left;}#mucluc-pnvn.mucluc-right{float: right;}.mucluc-pnvn{padding: 0px;list-style: none;}.mucluc-pnvn a{color: #000;margin-bottom: 10px;display: block;}.mucluc-pnvn>li>ul{list-style: none;padding-left: 10px;}.mucluc-pnvn>li>ul>li>ul{list-style: none;padding-left: 20px;}.mucluc-pnvn>li>ul>li>ul>li>ul{list-style: none;padding-left: 30px;}.mucluc-pnvn>li>ul>li>ul>li>ul>li>ul{list-style: none;padding-left: 40px;}.mucluc-pnvn>li>a{text-transform: inherit;color: #fea500;}